Từ đơn là gì? Mẹo phân biệt từ đơn với từ láy, từ ghép

0
934
Từ đơn là gì trong ngữ pháp tiếng Việt? Bạn đã biết chưa?
Từ đơn là gì trong ngữ pháp tiếng Việt? Bạn đã biết chưa?

Trong chương trình tiếng Việt ở bậc THCS, chúng ta đã được tìm hiểu về từ đơn và từ phức. Ngày từ cái tên, ta đã biết được từ đơn có cấu tạo rất đơn giản. Vậy từ đơn là gì? Cách phân loại nó với từ phức ra sao? Câu trả lời chi tiết sẽ được mayhutamhoanglien bật mí trong bài viết sau đây.

Từ đơn là gì trong ngữ pháp tiếng Việt?

Từ đơn là gì trong ngữ pháp tiếng Việt? Bạn đã biết chưa?
Từ đơn là gì trong ngữ pháp tiếng Việt? Bạn đã biết chưa?

Như tên gọi, khái niệm của từ đơn rất đơn giản. Đó là những từ được cấu tạo bởi một âm tiết hoặc một tiếng, với điều kiện là từ này phải hoàn toàn có nghĩa xác định.

Lấy ví dụ về từ đơn như sau: Xe, nhà, cây, bóng, kẹo, chó, mèo,… Đây đều là từ chỉ có một tiếng mà thôi. Chỉ cần đọc nó lên là ta đã biết nói về sự vật gì rồi. Điều này khác hoàn toàn so với từ láy (Vốn là một loại từ phức). Xét về 1 từ láy có 2 âm tiết thì chỉ có 1 âm tiết của từ láy là có nghĩa hoặc thậm chí cả hai đều không. Cụ thể, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.

Từ đơn được chia ra thành loại nào?

Cách phân loại từ đơn là gì? Bảng phân loại các từ đầy đủ nhất
Cách phân loại từ đơn là gì? Bảng phân loại các từ đầy đủ nhất

Từ đơn được chia ra làm hai loại, phụ thuộc vào số âm tiết mà nó sở hữu: Có từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết. 

Ví dụ về từ đơn một âm tiết là: Quả, hoa, bàn, bánh,… 

Còn từ đơn đa tâm tiết sẽ là các từ như sau: tivi, ô tô, radio, cà phê, pa tê,… Chúng thường thuộc dạng từ mượn từ tiếng nước ngoài và chỉ về 1 sự vật nào đó. Mặc dù có hai âm rành rành nhưng vì bị lệ thuộc vào ngôn ngữ mượn và không thể tách đôi từ đó ra nên chúng ta vẫn coi đó là từ đơn.

Từ phức là gì? Có mấy loại từ phức?

Từ phức là từ được cấu thành bởi hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Đọc đến đây là chúng ta đã thấy rõ sự khác nhau giữa từ phức và từ đơn là gì rồi đúng không? Chính là ở số tiếng cấu tạo nên từ.

Ví dụ từ đơn từ phức lớp 6 như sau:

Từ đơn: vui, buồn, giận, lo,… Tương ứng với đó sẽ có các từ phức là: vui vẻ, buồn bã, nóng giận, lo lắng,…

Từ phức được chia thành hai loại chính là từ ghép và từ láy. Để hiểu rõ hơn về hai loại từ này, mời bạn theo dõi tiếp phần sau:

Cùng tìm hiểu khái niệm từ ghép là gì?

Khái niệm của từ ghép khá đơn giản: Từ ghép là một loại của từ phức, nó gồm hai tiếng trở lên được kết hợp với nhau. 

Phân loại từ ghép thế nào?

Từ ghép tiếp tục được phân thành hai loại nhỏ hơn đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Trong đó từ ghép chính phụ có sự phân công về vai vế rõ ràng, nó sẽ bao gồm một từ chính và một từ phụ. Từ phụ này có nhiệm vụ bổ nghĩa cho từ chính phía trước. Ngược lại, từ ghép đẳng lập thì hai từ có vai trò ngang hàng nhau, không ai hơn ai cả.

Nghe đến đây là có vẻ khá phức tạp rồi đúng không bạn? Đừng lo, xem ví dụ dưới đây là bạn sẽ hiểu thôi:

Ví dụ về từ ghép chính phụ: Sách giáo khoa: Từ “sách” là từ chính, còn “giáo khoa” là từ phụ. Bởi vốn dĩ sách có rất nhiều loại nên từ “giáo khoa” đi theo để cho ta biết rằng đó là loại sách được sử dụng chính thức trong trường học.

Tương tự như vậy với từ hoa hồng. Hoa cũng có nhiều loài, nào là hoa ly, hoa sen, hoa anh đào,… nên từ “hồng” theo đằng sau giúp chúng ta biết được người ta đang nói tới “nữ hoàng của các loài hoa – hoa hồng”.

Ví dụ về từ ghép đẳng lập: Quần áo: quần và áo đều cần thiết cho mỗi chúng ta để tạo nên một bộ trang phục hoàn chỉnh, do đó chúng đều có vai trò ngang nhau, không thể thiếu cái nào cả.

Tiếp theo, sách vở cũng như vậy. Trong lúc học, ai mà chẳng cần cả sách lẫn vở vì chúng đều rất quan trọng. Do đó, hai loại vật dụng dùng trong học tập này có chức năng ngang hàng với nhau. Từ đó tạo nên từ ghép “sách vở”.

Xem thêm >>> Từ ghép là gì? Khái niệm, các loại từ ghép và ví dụ minh họa

Cùng tìm hiểu khái niệm từ láy ra sao?

Từ láy là một loại của từ phức, có cấu tạo từ hai tiếng trở lên. Trong đó, các từ này có nét giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm lẫn vần. 

Điều đặc biệt của từ láy là loại từ này là: Sẽ có một tiếng không có nghĩa hoặc cả hai tiếng đều không mang nghĩa cụ thể nào. Tuy nhiên, khi ghép chúng lại với nhau thì ta sẽ có được một từ có nghĩa.

Ví dụ: Tính từ “sạch sành sanh” là một từ láy, trong 3 tiếng, chỉ duy nhất sạch là có nghĩa, nó gợi cho chúng ta cảm giác sạch sẽ. Còn từ “sành” và “sanh” thì không có nghĩa trong tiếng Việt. Khí kết hợp 3 tiếng này lại với nhau, ta được một tính từ nhấn mạnh nét “sạch” đến trơn nhẵn, không còn gì sót lại.

Ví dụ khác là từ “thăm thẳm” – Vốn dùng để chỉ độ sâu hun hút, gần như không nhìn thấy đáy. Trong từ láy này,  tiếng “thẳm” có nghĩa, gọi cho chúng ta thấy độ sâu của vực thẳm. Còn lại, tiếng “thăm” lại không mang nghĩa cụ thể nào.

Phân loại từ láy: Từ láy bộ phận, từ láy toàn phần là gì?

Để phân loại từ láy, người ta dựa vào mức độ giống nhau giữa các tiếng được tạo thành từ láy. Từ đó, chia từ láy ra 2 loại: Từ láy bộ phận và từ láy toàn phần.

Từ láy bộ phận là từ láy có 2 tiếng giống nhau về 1 trong hai phần: Phần âm và phần vần. Còn từ láy toàn phần là từ mà có 2 tiếng giống nhau cả về âm lẫn vần. 

Ví dụ về từ láy bộ phận: Các từ: Mênh mông (Giống nhau về âm đầu “M”), nao núng (Giống nhau âm đầu “n”), xinh xắn (Láy âm đầu “x”), long lanh (Láy âm đầu “l”). Ngoài ra, từ láy bộ phận cũng bao gồm các từ láy về vần phía sau như: Lao xao (Láy vần “ao”), chênh vênh (Láy vần “ênh”).

Còn ví dụ về các từ láy toàn phần thì cũng nhiều không kém so với từ láy bộ phận như: Ngoan ngoãn, lanh lảnh, lay láy, thăm thẳm,… Đặc điểm của từ này là hai tiếng có cấu trúc y hệt nhau, chỉ khác nhau về dấu mà thôi, thường thì tiếng đằng trước sẽ không có dấu (Thanh ngang) còn tiếng đằng sau sẽ có dấu để tạo nên sự nhịp nhàng trong cách phát âm.

Lưu ý: Khi làm các bài tập về xác định loại từ láy thì bạn hãy phân tích thật kỹ xem từ đó có phần nào giống nhau nhé, đừng để nhầm lẫn giữa từ láy bộ phận vần với từ láy toàn phần vì nhìn chúng khá là giống nhau. Nếu có thể thì bạn hãy gạch bút chì dưới phần giống nhau của tiếng để dễ xác định hơn.

Cách phân biệt từ đơn với từ phức đơn giản nhất

 Mẹo phân loại từ đơn từ láy từ ghép đơn giản, hiệu quả nhất
Mẹo phân loại từ đơn từ láy từ ghép đơn giản, hiệu quả nhất

Qua khái niệm từ đơn là gì, từ phức là gì được mayhutamhoanglien đưa ra ở phía trên thì bạn đã phần nào phân biệt được từ đơn khác với từ phức như thế nào rồi. Tuy nhiên, để giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn, hãy theo dõi bảng so sánh sau:

Đặc điểm Từ đơn là gì Từ phức là gì
Từ ghép Từ láy
Cấu tạo của từ Chỉ gồm 1 tiếng tạo thành Gồm hai tiếng trở lên tạo thành, có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa Hai tiếng trở lên tạo thành, chúng có quan hệ về mặt phát âm
Điểm đặc biệt của từ Tiếng này nhất định phải có nghĩa Hai tiếng có nghĩa Có 1 tiếng không có nghĩa hoặc cả hai đều không có nghĩa
Ví dụ minh họa cho từ loại Bút, vở, sách, chạy, đi, học, xe, cây, hoa, … Sách vở, bút viết, chạy bộ, đi đứng, học bài, xe cộ, hoa lá,… Văn vở, vẽ vời, cây cối, hoa hòe,…

Phân biệt làm sao khi từ láy và từ ghép dễ nhầm lẫn?

Có thể thấy, sau khi biết được từ đơn là gì thì việc phân biệt giữa từ đơn và từ phức thì quá đơn giản rồi, chúng ta chỉ cần việc đếm số tiếng cấu tạo nên từ là đã có đáp án chính xác. 

Thế nhưng phân biệt giữa các loại từ phức với nhau thì sẽ khó hơn (Chính là phân biệt từ ghép với từ láy). Vì sao lại vậy? Vì có nhiều từ nhìn thì có vẻ vừa là từ ghép, lại vừa là từ láy, chúng ta sẽ không biết nên đưa chúng vào loại nào cho đúng. Thí dụ: “Cây cối”, “phẳng lặng” hay “chim chóc” bạn sẽ phân nó vào loại nào? Vậy thì hãy tham khảo mẹo sau đây: 

Mẹo phân biệt từ láy và từ ghép chuẩn chỉnh

Nếu một từ phức chỉ có đúng 1 tiếng là có nghĩa, còn lại tiếng kia không xác định được nghĩa trong tiếng Việt, đồng thời hai tiếng này lại có quan hệ với nhau về mặt âm vần thì chúng ta cứ việc xếp chúng vào từ láy.

Ví dụ: Từ “Cây cối” được xếp vào loại từ láy. Bởi mặc dù từ “cây” có nghĩa nhưng từ “cối” thì không, hơn nữa, chúng lại giống nhau về âm “C”. Do đó, chúng ta đủ căn cứ để xếp từ này vào nhóm từ láy bộ phận.

Ví dụ tiếp theo: Từ “chim chóc” cũng như vậy, từ “chim” là từ có nghĩa, chỉ về các loài có hai chân, có cánh, bay lượn trên bầu trời, còn từ “chóc” thì không có nghĩa nào cả. Giữa hai tiếng cũng có sự tương đồng về cách phát âm “ch” nên từ “chim chóc” vẫn được xếp vào từ láy.

Tiếp theo, xét đến một trường hợp khác: Nếu trong một từ, cả hai tiếng vừa có mối quan hệ với nhau về nghĩa, vừa có mối quan hệ với nhau về âm thì chúng ta ưu tiên xếp chúng vào nhóm từ ghép hơn.

Ví dụ: Từ “đi đứng” được xếp vào nhóm từ ghép đẳng lập thay vì xếp vào từ láy bộ phận. Vì hai tiếng “đi” và “đứng” có mối quan hệ với nhau về nghĩa.

Còn nữa, từ “phẳng lặng” là từ ghép đẳng lập, mặc dù nhìn sơ qua thì ta thấy chúng đang láy vần “ăng”. Lý do là bởi tuân thủ theo quy tắc trên, từ ghép sẽ được ưu tiên hơn.

Từ “mơ mộng” tưởng chừng thuộc nhóm từ láy vì khi đọc lên, nghe chúng rất “thuận tai”. Thế nhưng theo quy tắc phân loại ở trên, từ “mơ” với “mộng” là đồng nghĩa. Vì vậy, từ này được ưu tiên xếp vào từ ghép đẳng lập hơn là từ láy bộ phận.

Lời kết

Qua bài phân tích phía trên của mayhutamhoanglien, bạn đã biết được từ đơn là gì, từ phức là gì, cách phân biệt giữa từ đơn với từ ghép, từ láy ra sao? Hy vọng rằng, sau khi đọc bài viết, bạn sẽ nắm rõ được đặc điểm của từng từ loại, không bị nhầm lẫn bởi những từ “nửa nạc nửa mỡ” vừa thuộc từ láy, vừa thuộc từ ghép nhé! Chúc bạn sẽ đạt điểm cao trong bài kiểm tra về từ loại sắp tới!